Sách Dưỡng sinh tập yếu khuyên, mùa xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa hạ và mùa thu thì một tháng hai lần, còn mùa đông thì không nên xuất tinh.
Sách cổ Hoàng Đế nội kinh viết: “Ba tháng mùa xuân, băng tuyết đã tan dần, khí dương trong giới tự nhiên bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh”. Lúc này, dương khí trong con người cũng thuận ứng tự nhiên, phát tiết hướng thượng và hướng ngoại. Do vậy, phép dưỡng sinh tình dục mùa xuân phải năm vững sự thăng phát của dương khí mà xử thế cho phù hợp.
Tần suất sinh hoạt tình dục nên thế nào?
Đây là một trong những vấn đề trọng yếu của tình dục học hiện đại, vấn đề mà cho tới nay vẫn chưa đạt được sự nhất trí. Có người cho rằng, tần số sinh hoạt bao nhiêu không cần biết, chỉ cần sau những cuộc “mây mưa” đó, cơ thể vẫn không có cảm giác mệt mỏi và không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ngày kế tiếp là được.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, tần số và khả năng sinh hoạt tình dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết bốn mùa có ý nghĩa khá quan trọng. Cổ nhân cho rằng, sinh hoạt tình dụcphải thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên, phải tuân thủ quy luật “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng” (mùa Xuân thì sinh ra, mùa Hạ thì trưởng thành, mùa Thu thì thu liễm, mùa Đông thì bế tàng).
Mùa xuân, dương khí hồi sinh và thăng phát sau một thời gian dài ẩn tàngdưới thời tiết của mùa đông lạnh giá. Cơ thể con người cũng hưng phấn, toàn thân nhẹ nhõm, tay chân linh hoạt, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn, năng lực và ham muốn tình dục cũng "thịnh vượng" lên. Do đó, sinh hoạt tình dục có thể trở lại bình thường và gia tăng sau ba tháng mùa đông kiềm chế để tàng tinh, dưỡng khí.
Về "liều lượng" quan hệ tình dục, cổ nhân cho rằng “Xuân nhất, Hạ nhị, Thu nhất, Đông vô”, ý nói nếu như mùa xuân và mùa thu chỉ một thì mùa hè là hai, còn mùa đông thì hạn chế ở mức thấp nhất, nếu như không muốn nói là phải tuyệt dục. Sách Dưỡng sinh tập yếu khuyên: “Mùa xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa hạ và mùa thu thì một tháng hai lần, còn mùa đông thì không nên xuất tinh; và “Đông nhất thì đương Xuân bách” (mùa đông xuất tinh một lần thì bằng mùa xuân xuất tinh một trăm lần).
Có nên thụ thai vào mùa xuân?
Từ xa xưa, Đông y đã nhận thức rất rõ ảnh hưởng của yếu tố thời gian và điều kiện bên ngoài khi thụ thai đối với sức khỏe của thai nhi, trong đó khí hậu và môi trường tự nhiên có vai trò khá quan trọng. Theo danh y Trương Cảnh Nhạc, sinh hoạt tình dục trong điều kiện thuận lợi thì đứa trẻ sinh ra không những ít bệnh tật mà còn thông minh, nhanh nhẹn, sáng láng.
Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhưng căn cứ vào kết quả các nghiên cứu, không ít chuyên gia cho rằng tháng tư dương lịch hằng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ:
- Tiết trời giữa xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn. Mặt trời chiếu chếch nên ảnh hưởng của bức xạ ion đối với trái đất cũng giảm thiểu, rất có lợi cho việc bảo vệ hoạt tính lý tưởng của tinh trùng và trứng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
- Sau khi thụ thai 3 - 4 tháng, thời kỳ đại não và hệ thống thần kinh trung ương hình thành, lúc này bắt đầu vào thu, điều kiện rau cỏ, hoa trái rất phong phú và sung túc, thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi.
- Tháng tư thụ thai thì trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, sản phụ tránh được khá nhiều các bệnh lý truyền nhiễm của mùa đông xuân nên cũng hạn chế được tối đa những rủi ro cho thai nhi.
- Tài liệu thống kê cho cho thấy, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc và các danh nhân sinh ra vào thời điểm cuối thu đầu đông, có nghĩa là được thụ thai vào khoảng tháng tư.
Nguồn: @family
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét